PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰ ÁN (The project approach)

Phương pháp Tiếp cận dự án là một hệ thống những kế hoạch nghiên cứu với chủ đề là những sự vật, sự việc xảy ra trong thế giới xung quanh của trẻ. Những dự án này có cấu trúc rất linh động và đa dạng. Việc dạy và học được xem như một quá trình trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh. Khi giáo viên ứng dụng phương pháp Tiếp cận dự án thành công, học sinh sẽ được truyển cảm hứng để tự giác nghiên cứu, tham gia vào các nhóm hoặc làm việc độc lập để tạo ra sản phẩm của mình.

 

Trẻ em luôn có tiềm năng sáng tạo và khám phá vô tận. Phương pháp Tiếp cận dự án được xây dựng dựa trên sự tò mò  bẩm sinh của trẻ, khuyến khích trẻ tương tác, đặt câu hỏi, kết nối, giải quyết vấn đề, giao tiếp, đối chiếu… Phương pháp giáo dục này được mở rộng bên ngoài phạm vi lớp học- đến gia đình, cộng đồng và cả thế giới. Điều cốt lõi là biến việc học trở thành một phần của cuộc sống của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia tác động vào thế giới quanh mình.

Phương pháp Tiếp cận dự án là một hệ thống những kế hoạch nghiên cứu với chủ đề là những sự vật, sự việc xảy ra trong thế giới xung quanh của trẻ. Những dự án này có cấu trúc rất linh động và đa dạng. Việc dạy và học được xem như một quá trình trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh. Khi giáo viên ứng dụng phương pháp Tiếp cận dự án thành công, học sinh sẽ được truyển cảm hứng để tự giác nghiên cứu, tham gia vào các nhóm hoặc làm việc độc lập để tạo ra sản phẩm của mình.

Một dự án được hiểu là một quá trình nghiên cứu sâu sắc về một chủ đề thực tế trong cuộc sống có ý nghĩa với trẻ. Quá trình nghiên cứu có thể được tổ chức với quy mô toàn lớp học hoặc chia thành những nhóm nhỏ. Các dự án nghiên cứu thường không được xem là một chương trình độc lập, mà được kết hợp với hệ thống chương trình đào tạo chính thức để dạt được mục tiêu giáo dục tối ưu nhất.

Được phát triển dựa trên lý thuyết Hệ thống (Constructivist-based theoretical framework), phương pháp Tiếp cận dự án được triển khai với niềm tin cơ bản rằng:

  • Tất cả trẻ em đến trường đều mong muốn hiểu được những trải nghiệm của bản thân, tất cả trẻ em đều khao khát được học tập.
  • Trường học là cuộc sống, và cả giáo viên lẫn học sinh nên trải nghiệm thời gian ở trường như trải nghiệm cuộc sống thường nhật thay vì nhìn nhận chúng như hai góc độ tách biệt nhau.
  • Trẻ em hoàn toàn có năng lực tự tổng hợp kiến thức cho mình, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đó.
  • Mỗi đứa trẻ đều khác biệt ở điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và phông nền văn hoá khác nhau. Học được cách chấp nhận sự khác biệt chính là cách các em học được cách phát triển một cách độc lập.
  • Trẻ em học tập hiệu quả nhất khi các em có ý thức về cái tôi một cách tích cực, và khao khát đạt được mục tiêu để thể hiện cái tôi đó.
  • Quá trình học tập của trẻ là kết quả của sự quan sát trực tiếp, kinh nghiệm thực tế, sự hướng dẫn có hệ thống và khả năng đối chiếu của bản thân.
  • Dạy và học là quá trình tương tác giữa thầy và trò.
  • Kỹ năng xã hội và thể hiện cảm xúc cũng quan trọng như kỹ năng học tập và tiếp thu kiến thức..
  • Lớp học là không gian hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ.

 

Bài viết liên quan

zalo fb